Mỗi quốc gia đều có những món ăn đặc sản riêng, mang đậm bản sắc dân tộc. Đó không những được xem là nét đẹp văn hóa ẩm thực, mà còn như một “thương hiệu”, để khi chúng ta nhắc đến một món ăn đặc sản nào đó, ta sẽ nhớ ngay đến nơi đã bắt nguồn ra chúng. Hôm nay, ngonngon mời các bạn cùng khám phá 14 món ăn ngon nhất Châu Á. Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều những món ăn độc đáo khác, mà ngonngon không thể liệt kê một cách chi tiết được, bởi danh sách ẩm thực ấy vô cùng đa dạng và phong phú. Hãy cùng ngonngon điểm qua 14 món ăn ngon, nổi tiếng nhất ở Châu Á, các bạn cùng tham khảo nhé!
Phở
Đứng đầu bảng xếp hạng các món ăn ngon nhất trên thế giới theo đánh giá của trang Business Insider, thật vinh dự khi món phở của Việt Nam nhận được nhiều sự khen ngợi, yêu thích từ bạn bè trên thế giới. Có một số thông tin cho biết thì phở xuất phát nguồn gốc ở Nam Định và Hà Nội. Người Việt luôn tự hào giới thiệu với bạn bè quốc tế về nền ẩm thực phong phú, đặc sắc của nước mình, với các món “quốc hồn quốc túy” như: Phở, Bún bò, Bánh xèo, Bún chả, Bánh cuốn, Bánh bột lọc… đậm đà hương vị truyền thống. Trong đó, Phở không chỉ là một món ăn ngon mà còn trở thành “đại sứ ẩm thực”, góp phần vinh danh văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Hiện nay, du khách đến thăm Việt Nam, dù rằng ở bất cứ tỉnh thành nào, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những hàng quán bán phở với chất lượng khá tốt. CNN giới thiệu món phở có hương vị thơm, ngon và hài hòa là một trong những món ăn tinh túy của người Việt Nam, phở trở thành sự lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế nếu có dịp tới đây. Món ăn bao gồm nước dùng, mì gạo, thịt gà hoặc thịt bò và nhiều loại gia vị khác.
Phở có hai thành phần chính là nước dùng (mang chất ngọt của xương gà, bò,…được hầm trong nhiều giờ) và bánh phở (làm từ bột gạo). Bên cạnh đó còn có các thành phần không thể thiếu như thịt bò, thịt gà cắt lát mỏng. Gia vị kèm theo mà các bạn có thể dùng đó là tương đen, ớt, chanh hoặc tỏi ngâm, tùy theo sở thích của mỗi người. Các loại rau mùi như: Húng quế, ngò gai, ngò om, giá, hành tây,…cũng góp phần làm cho bát phở của chúng ta thêm đậm đà và bắt mắt. Hương vị của món ăn này hội tụ đầy đủ những gì tinh túy nhất trong ẩm thực Việt Nam. Nhiều du khách quốc tế đến tham quan, du lịch tại Việt Nam, ngoài việc khám phá những địa điểm tham quan nổi tiếng, ai cũng từng một lần vào quán, gọi tô Phở nóng hổi để thưởng thức mà không phải gọi bằng từ tiếng Anh là “noodle” gọi thẳng là “Phở”
Sushi
Sushi là món ăn truyền thống và cũng là một nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Hơn thế, sushi còn vượt qua biên giới nước Nhật để trở thành món ăn được nhiều người trên nhiều quốc gia ưa thích. Sushi là một món ăn Nhật Bản bao gồm cơm trộn giấm kết hợp với các nguyên liệu khác. Từ xưa, người nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon. Khi ủ, cơm thường được trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Mà cũng chính vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi.Thứ cơm trộn giấm đẻ làm sushi được gọi là sumeshi hay sushimeshi, loại giấm để nấu thứ cơm này mà không phải là giấm thông thường mà là giấm có pha chút muối, đường, rượi ngọt Mirin, vì thế gọi là giấm hỗn hợp awasesu.
Cách thưởng thức sushi: Sushi thường được cắt theo khoanh, dùng ngay sau khi vừa được dọn ra và ăn kèm với nước tương, wasabi và gừng ngâm chua. Khi dùng nên cho cả miếng vào miệng để cảm nhận trọn vẹn hương vị trong từng khoanh. Cái vị là lạ của cơm trộn giấm, vị ngầy ngậy và mát của cá sống cùng vị cay nồng của wasabi xông lên mũi.
Đối với wasabi nên cho từ từ chút một vào bát riêng, đến khi có được độ cay mong muốn. Đối với nước tương: Cách chấm nước tương có thể làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Khi chấm, phải chấm phần bề mặt thức ăn vào nước tương, không nên chấm phần cơm vì món sushi sẽ rất dễ bị mặn. Khi thưởng thức nhiều loại sushi cùng một lúc, sau mỗi loại nên dùng kèm một lát gừng ngâm chua để rửa sạch vị giác, giúp hương vị sushi không bị trộn lẫn vào nhau. Để đảm bảo tính lịch sự và thẩm mỹ của đĩa thức ăn, nên dùng sushi theo thứ tự từ ngoài vào trong, tránh gắp ngay miếng ở giữa đĩa.
Tom Yum
Tom yum goong được CNN giới thiệu là món ăn tuyệt vời nhất Thái Lan. Món ăn này được chế biến từ tôm, nấm, cà chua, sả, lá chanh, riềng… Hương vị của Tom yum goong là sự hài hòa giữa chua, mặn, cay và ngọt, rất vừa miệng. Với giá rẻ, hương vị ngon, đây là một trong những món ăn được du khách yêu thích khi tới Thái Lan. Tom Yum bắt nguồn từ hai từ tiếng Thái là “tom” và “yam”, “tom” nghĩa là nấu canh, “yam” là một loại gia vị chua cay tại vùng rừng núi Đông Bắc Thái và thượng Lào. Ngoài ra, tom yum còn được gọi là “Tom yum Goong” hay “Tom Yum Kung” nhằm giới thiệu nguyên liệu chính của món canh là “goong” hay “kung”, có nghĩa là tôm. Tùy theo nguồn thực phẩm và thói quen ăn uống của từng vùng miền mà nguyên liệu của món cũng có nhiều phiên bản mới lạ như thịt, sò, cá, mực, bạch tuộc…
Một điều khá thú vị là tom yum không chỉ có trong bữa ăn của người Thái mà còn phổ biến tại các nước láng giềng như Lào, campuchia, Malaysia, Indonesia, Singapore…Tom yum không chỉ có mặt trong hầu hết nhà hàng cho đến các gian hàng bình dân ở các khu chợ đêm Thái Lan, mà còn là món signature trong tất cả nhà hàng Thái sang trọng trên khắp thế giới. “Đến Thái nhất định phải thử Tom yum!”, “Muốn biết ẩm thực Thái đặc sắc như thế nào hãy thử tom yum!” Đó chỉ là hai trong số những nhận định chứng tỏ sức hút của món ăn thần thánh này.
Nếu có dịp đến với vùng đất Thái Lan xinh đẹp, hãy nhớ gọi cho mình một bát Tom Yum để thưởng thức vị ngon của nó nhé các bạn.
Samgyetang (Gà hầm sâm)
Đến với xứ sở kim chi, bạn nên thử qua món Samgyetang nổi tiếng, còn có nghĩa là gà tần sâm. Đây là một món ăn chứa nhiều chất đạm, chất bổ, giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn, ngon miệng khi ăn. Hàn Quốc có đến ba mùa nóng, chính vì thế, bát canh Samgyetang lúc bấy giờ là một lựa chọn được yêu chuộng, giúp giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả.
Thành phần của canh là gà non làm sạch, được nhồi sâm cùng gạo nếp, hoàng kỳ, táo tàu rồi khâu lại bằng chỉ, cho vào nồi đá hầm trong nhiều giờ. Chất ngọt từ thịt gà và vị thơm từ sâm hòa quyện vào nhau, tạo nên một bát Samgyetang nóng hổi, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, có một lý do khiến nhiều du khách nước ngoài lấy làm khó hiểu là vì sao giữa lúc thời tiết nóng bức thì người Hàn Quốc lại chuộng ăn Samgyetang. Trong khi món gà hầm nhân sâm này lại cực kỳ nóng, nóng đến mức khi ăn thì ai cũng toát mồ hôi nhễ nhại.
Mặc dù Samgyetang là món ăn nóng như một nồi lẩu đang đun sôi sùng sục nhưng nhiều người Hàn vẫn tìm ăn món này vào những ngày nóng nhất năm là bởi lý do đặc biệt kể trên. Hiện nay, theo tập quán này thì không chỉ có người bản địa mà ngay cả những du khách nước ngoài đến Hàn Quốc đều tìm ăn món Samgyetang vào những ngày hè nóng nực để biết được cảm giác khi ăn mà mồ hôi chảy ròng ròng và cơ thể cảm thấy khỏe khoắn ra sao ngay sau khi thưởng thức xong món ăn.
Sủi cảo
Trung Quốc từ lâu nổi tiếng trên thế giới bởi nét văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng, phong phú và lâu đời. Trong số đó, món sủi cảo được xem như một trong những món ngon xuất hiện từ xa xưa ở Trung Quốc. Đây là món ăn rất được ưa chuộng, nhất là vào ngày Tết. Không những đem lại cảm giác ngon miệng khi thưởng thức, mà sủi cảo còn mang ý nghĩa đặc biệt, biểu tượng cho sự may mắn, đoàn tụ gia đình. Chính vì thế mà người dân Trung Quốc rất yêu chuộng món ăn này. Người nước ngoài sẽ bị coi là chưa từng đến Trung Quốc, nếu chưa thưởng thức món này.
Với vỏ bánh mỏng hơi dai dai cùng với nhân thịt hoặc tôm bên trong làm nên đặc trưng của món ăn này. Sủi cảo có hai cách chế biến tiêu biểu đó là hấp và chiên, ngoài ra phần nhân sủi cảo cũng có rất nhiều loại như: Tôm, thịt hay nhân chay…
Là một phần văn hóa Trung Quốc nhưng sủi cảo cũng rất phổ biến ở nhiều khu vực khác của châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy đều thuộc dòng bánh chẻo nhưng sủi cảo có những điểm khác biệt so với há cảo. Nhân sủi cảo gồm thịt nghiền và rau, được gói trong miếng bột mỏng, sau đó áp chặt lại bằng cách nhấn mạnh các góc bánh vào nhau hoặc xếp thành nếp. Khác với há cảo thường được chiên, sủi cảo thường được hấp hoặc luộc, và khi phục vụ đi kèm với nước dùng trong vắt, nóng hổi, ngọt ngào. Khi ăn, người ta thường xếp rau xanh dưới đáy tô như một đài hoa nâng đỡ, sau đó là những miếng sủi cảo trắng hồng như cánh hoa, cuối cùng là chan nước dùng nóng hổi được ninh nhiều giờ từ xương heo đến mức trong vắt, thơm ngon.
Thali
Thali theo tiếng Hindu là “Dĩa” để chỉ một bữa ăn kiểu Ấn Độ gồm nhiều món ăn được phục vụ trên đĩa (hoặc theo truyền thống là trên một lá chuối). Các bữa ăn theo phong cách thali được phổ biến ở Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Fiji, Pakistan, Afghanistan, Sri Lanka, Mauritius. Ý tưởng đằng sau Thali là cung cấp tất cả 6 hương vị mặn, ngọt, cay, đắng, chua và béo. Theo phong tục ăn uống của Ấn Độ, một bữa ăn dinh dưỡng nên là có sự cân bằng hoàn hảo của tất cả 6 hương vị này. Các nhà hàng thường cung cấp các món ăn Thali chay và Thali thịt.Thali chay thường thấy ở các quán ăn miền Nam Ấn Độ và là một lựa chọn ăn trưa phổ biến.
Các món ăn trong một Thali thường khác nhau tùy theo các khu vực ở Nam Á và được phục vụ trong các chén nhỏ, được gọi là katori. Những ‘katoris’ được đặt dọc theo cạnh của khay tròn, đôi khi một khay thép với nhiều ngăn được sử dụng. Các món ăn bao gồm: Cơm Basmati, đậu lăng, rau, bánh mì roti, papad, sữa chua, một ít đồ ngâm chua và một số món ăn ngọt. Cơm Basmati và bánh mì Roti là món ăn chính thường chiếm phần trung tâm của Thali, trong khi các món ăn phụ như cà ri rau và các món khác được để theo vòng tròn quanh Thali.
Tùy thuộc vào nhà hàng hoặc khu vực, thali bao gồm các món đặc trưng của vùng đó. Nói chung, một thali bắt đầu với các loại bánh mì khác nhau như puris hoặc chapatis (rotis) và đặc sản chay đặc biệt khác nhau (các món cà ri), ở Nam Ấn Độ, đa phần dùng cơm thay cho bánh mì.Thalis đôi khi giới thiệu được những nét văn hóa đặc trưng tại khu vực đó. Ví dụ, người ta có thể gặp thali ở Nepal, Rajasthani thali, Gujarati thali và Maharashtrian thali. Ở nhiều nơi ở Ấn Độ và Nepal, bánh mì và cơm không được phục vụ cùng nhau trong thali. Thông thường, bánh mì được cung cấp đầu tiên với cơm được phục vụ sau đó, thường để trong một bát riêng biệt.
Ikan bakar
Đây là món cá nướng rất độc đáo và được ưa chuộng ở Malaysia, cũng như khá nổi tiếng ở Châu Á. Cá tươi được tẩm rất nhiều tương ớt và các gia vị cần thiết, Sau đó, cá được lót một lớp lá chuối phía dưới và được nướng trên lửa than. Ikan bakar thường được dùng với cơm nóng, nước chấm là xì dầu, cà ri và các loại rau xanh khác. Mùi cá chín thơm nức mũi, cùng với độ ngọt của cá vừa chín tới, vị cay cay của tương ớt, vị thơm của cà ri, chắc chắn sẽ làm hài lòng thực khách khi nếm thử.
Để chế biến được món cá nướng ikan bakar người dân ở Malaysia lựa chọn những con cá tươi ngon, cá tươi được làm sạch sau đó ướp với nhiều loại gia vị như tương ớt, muối, nước mắm,…Để cá khoảng 15 phút cho gia vị ngấm, lót cá vào 1 lớp lá chuối phía dưới và nướng dưới bếp than hồng. Khi cá chín có mùi thơm nức rất hấp dẫn, hương thơm bay xa khiến ai cũng khó lòng cưỡng lại được. Cá chín có màu vàng ươm rất quyến rũ. Không chỉ có mùi thơm quyến rũ mà cá lại rất ngọt, phần thịt cá trắng phau, thơm nức mũi. Với món cá nướng ikan bakar đã chinh phục được rất nhiều du khách khó tính, cũng đều khen tấm tắc.
Sự hấp dẫn của món ikan bakar khiến cho khách du lịch luôn hài lòng mỗi khi đến du lịch đất nước này. Một món ăn dân dã nhưng lại rất chiếm được trọn trái tim của du khách. Có thể nói món ikan bakar được xem như là tinh hoa của ẩm thực Malaysia. Đến du lich Malaysia du khách có thể thưởng thức món ikan bakar ở khắp mọi nơi trên đất nước này. Nhưng món ikan bakar ngon nhất vẫn là ở vùng miền Đông như Maluku hay ở Sulawesi. Bởi cá ở đây rất tươi ngon được người dân đánh bắt lên và nướng luôn nên cá có vị ngọt ngào tự nhiên, lại mềm hơn cá những nơi khác, khó mà cưỡng lại. Du khách có thể thử cảm giác đi đánh cá với người dân và mang chiến lợi phẩm về nướng thì lại càng thú vị hơn. Có thể nói trải nghiệm này cũng thật tuyệt..
Satay
Món satay Malaysia là món thịt xiên được ướp với nhiều loại gia vị khác nhau rồi nướng trên bếp than. Du khách đến du lịch Malaysia bạn không thể không thưởng thức món đặc sản thịt xiên nướng satay. Nhìn đơn giản và bình dị nhưng món satay, đã trở thành món ăn đặc trưng của đất nước Malaysia. Đây là món ăn khá phổ biến và thường thấy ở các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, riêng với satay ở Indonesia thì hương vị của nó cũng có nhiều nét đặc biệt và độc đáo riêng. Thịt gà được xắt hạt lựu hoặc thái mỏng, xiên vào que tre kèm với đậu hũ; hay thịt dê, thịt bò, thịt lợn,…tùy vào khẩu vị, sở thích của mỗi người. Các thành phần này được tẩm ướp gia vị vừa ăn, và tất nhiên là không thể thiếu vị cay đặc trưng ở món này. Đi kèm với satay là các loại nước chấm đậu phộng. Cầm xiên thịt nóng hổi vừa nướng trên lò than hồng, kèm với mùi thơm, vị béo của nước chấm đậu phộng, chắc chắn sẽ làm hài lòng những thực khách khi thưởng thức món này.
Du khách đến những quầy hàng gọi món thịt xiên satay, thì chủ quán mới bắt đầu nướng, du khách cũng có thể tự tay nướng. Chỉ cần nghe mùi thơm mà thịt nướng bay ra du khách đã thấy thèm. Mùi thịt thơm nức hòa quyện với các loại gia vị lan tỏa, vô cùng hấp dẫn. Chính món thịt xiên nướng satay Malaysia đã níu chân biết bao khách du lịch. Mặc dù món ăn này có phổ biến ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, philippin,…Nhưng để thưởng thức được đúng hương vị của món satay Malaysia thì bạn phải đến đất nước này mới có thể cảm nhận được đúng điệu nhất.
Điều cuốn hút của món satay Malaysia đó chính là nước sốt đậu phộng có một hương vị rất riêng được chính tay người dân Malaysia pha chế mới ngon. Tuy được chế biến đơn giản không cầu kỳ, nhưng món satay đã chinh phục được khá nhiều du khách kể cả những du khách khó tính. Có rất nhiều du khách đến du lịch Malaysia nói nếu đến đây mà chưa được thưởng thức món satay thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn.
Jasha maru
Đến với “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới” này, bạn không thể bỏ lỡ món Jasha maru nổi tiếng ở đây. Được chế biến từ thịt gà hầm theo kiểu Bhutan, Jasha maru đem đến cho người thưởng thức nó cảm giác thích thú và hài lòng bởi vị ngọt, ngon của thịt gà kèm với độ cay của ớt đỏ Bhutan. Loại ớt này chỉ chuyên trồng ở vùng Thimphu, chính vì thế nên hương vị của Jasha maru mang nét độc đáo riêng, không thể nhầm lẫn ở đâu được. Nếu có dịp đến đây, nhớ thưởng thức bạn nhé.
Trước tiên, phần nguyên liệu chính là thịt gà (thỉnh thoảng cũng được thay thế bằng thịt bò) sẽ được thái nhỏ. Sau đó, nó sẽ được bỏ vào nồi hầm cùng với các nguyên liệu đi kèm là bột ớt cay, hành tây, cà chua, rau mùi và gừng. Tuy gọi là món hầm, nhưng sau khi được chế biến xong, món ăn vẫn có tương đối nhiều nước. Và giống như hầu hết các thực phẩm của Bhutan, Jasha Maroo sẽ rất ngon nếu ăn kèm với gạo đỏ.
Jasha maru là món thịt hầm nhừ nhưng điểm khác biệt của món này là sử dụng nguyên liệu thịt gà thái nhỏ để hầm với hành tây, cà chua, rau mùi, gừng và tất nhiên không thể thiếu được bột ớt cay nồng. Điều đặc biệt khiến cho người ăn phải nhớ mãi hương vị của món Jasha maru chính là hương vị cay thật cay của ớt quện lấy vị ngọt mềm, bùi bùi của thịt gà mà khiến cho người ta vừa ăn vừa xuýt xoa cay mà vẫn muốn ăn thêm nữa.
Doner Kebab
Đây là một món ăn đường phố khá nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kì. Bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ không có hình dáng giống như ổ bánh mì kẹp của Việt Nam, không phải dài như bánh mì que của Pháp, không phải 2 miếng bánh rời rạc kẹp thịt như sandwich, và cũng không tròn như Hamburger mà cấu trúc của nó là 1/5 của chiếc bánh tròn lớn phía ngoài được phủ lớp mè mỏng, khi ăn cho bánh vào máy ép nóng thơm mùi mè nướng, mùi bơ rồi mới cho nhân thịt, salad và nước sốt.
Thịt (bò, hay là gà, cừu, và người Hồi giáo không ăn thịt heo), được kết hợp theo một tỷ lệ riêng biệt (tỷ lệ giữa các loại thịt với nhau) một công thức riêng biệt được cho là bí quyết của mỗi nhà hàng, không chỉ riêng thịt gà. Ngoài ra, điểm đặc biệt của loại bánh mỳ này là nguyên liệu của nó là thịt gà được xiên khối quay trên máy nướng, chỉ khi nào khách đến mua nhân viên mới cắt thịt nhồi vào bánh. Thịt được cắt bằng con dao dài, từng lát thịt cực mỏng đều. Bánh mỳ này có nhiều nhân kẹp bên trong đặc biệt là rất nhiều rau, dưa được cho vào ổ bánh mì, như hành tây, dưa leo, cà chua… Nước sốt cũng có nhiều loại cho khách hàng lựa chọn.
Loại bánh mỳ này cũng khá phổ biến ở Việt Nam nhưng với biến tấu khác nhau, nhưng chủ yếu là ở Việt Nam dùng thịt lợn thay cho thịt bò, thịt gà và thịt cừu một phần cũng vì lợi nhuận phần thứ hai cũng từ túi tiền của người dân, giá cả cũng khá bình dân thường được các bạn trẻ ưa chuộng. Có thể bạn đã từng thử qua rất nhiều loại bánh mì, sandwich khác nhau. Nhưng đối với Doner Kebab chắc chắn bạn sẽ thích thú bởi vị thịt vừa ăn, mềm và rất thơm, được chế biến công phu bởi người dân nơi đây.
Cơm gà, Singapore
Đây có thể coi là món ăn truyền thống của quốc đảo Singapore. Món ăn gồm có gà luộc (hoặc gà quay hay gà kho tương) bày trên cơm, ăn kèm với dưa chuột. Nước chấm đi kèm là nước tương đen hảo hạng, pha với tỏi ớt và gừng thái sợi làm tăng thêm sự kích thích cho món ăn. Cơm gà Singapore thực chất du nhập từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhưng nó đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân nơi đây và trở thành món ăn dân tộc không thể thiếu khi nói đến ẩm thực Singapore.
Cơm thường được nấu cùng thịt gà, gừng, tỏi và đôi khi được cho thêm lá dứa để tăng thêm hương vị cho món cơm. Nước sốt ớt được làm từ tỏi và ớt đỏ được ăn kèm với cơm. Món cơm gà ngày nay trở nên phổ biến khắp châu Á, len lỏi vào nhiều ngõ ngách của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để thưởng thức được một món cơm gà Hải Nam đúng điệu thì chỉ có thể tìm thấy ở quốc đảo sư tử mà thôi. Cơm gà Hải Nam có nguồn gốc từ Hải Nam, Trung Quốc nhưng lại được biết đến là một món ăn nổi tiếng của Singapore. Nó phổ biến tới mức được xem như “quốc thực” của Singapore và có trong menu của hầu hết cả điểm ăn uống, từ những khu ăn uống bình dân cho đến các nhà hàng sang trọng hay cả trên các chuyến bay.
Cua ớt, Singapore
Bạn không thể đến Singapore mà không thưởng thức món cua ớt trứ danh này. Mỗi nhà hàng có cách chế biến đặc trưng riêng (với hạt tiêu đen, trứng muối, phô mai…), nhưng hương vị cay xè của gạch cua sẽ lôi cuốn bạn mãi. Thêm một chút bánh bao chấm cùng nước sốt sẽ khiến bạn cứ muốn ăn mãi thôi. Cua sốt ớt là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất của ẩm thực Singapore và đứng đầu danh sách các món về cua. Từng nét đặc trưng của các món ăn tạo nên một ẩm thực đường phố Singapore “đốn tim” khách thập phương khi đến nơi đây.
Theo một số đầu bếp nổi tiếng với món ăn này chia sẻ, bên cạnh việc lựa chọn những con cua thịt chắc, tươi ngon, điều quan trọng không kém làm nên thành công của Cua sốt ớt singapore là nước sốt. Nước sốt này làm từ tỏi, giấm gạo, bột mì, trứng, thêm một số loại gia vị đặc biệt để làm nên dấu ấn cho món ăn nổi tiếng đảo quốc sư tử. Bạn có thể dùng kèm với cơm trắng hoặc bánh màn thầu để thưởng thức trọn vẹn nước sốt ngon tuyệt này. Không chỉ được Tổng cục Du lịch Singapore chọn làm món ăn quốc gia mà cua sốt ớt còn là món ăn có mặt tại nhiều nơi trên thế giới.
Cua sốt ớt nằm trong những sáng tạo ẩm thực vĩ đại nhất của Singapore, đứng đầu trong danh sách tất cả các món cua. Hầu hết các nhà hàng hải sản đều có món này, thường dùng cua nước ngọt có thịt vừa ngọt vừa mọng nước. Đến ngày hôm nay món cua sốt ớt Singapore được vào danh sách 50 món ngon nhất thế giới và được xếp ở vị trí thứ 35. Nếu đến Singapore vào tháng 7 hằng năm, bạn còn có dịp tham dự một lễ hội dành riêng cho món cua sốt ớt trứ danh, được tổ chức tại Orchard Road nổi tiếng về thiên đường mua sắm.
Bò Rendang, Indonesia
Thịt bò Rendang là một món ăn đặc trưng trong văn hóa của dân tộc Minangkabau. Hiện nay thì món ăn này đã nhanh chóng trở thành một món ăn nổi tiếng không chỉ được nhắc tới ở đất nước Indonesia mà còn được biết tới trên khắp thế giới. Bò rengdang, hay còn gọi là món cà ri bò khô, luôn là món ngon ở Malaysia được nhiều du khách nước ngoài tìm kiếm để thưởng thức nhất.
Món bò Rendang có vị cay nồng đặc trưng của phong cách ẩm thực Malaysia, món ăn này luôn được nếm nếm rất cay và nấu đến khi khô, để phần nước cà ri thật thấm vào phần thịt bò. Phần nước của món bò Rendang đặc biệt đậm đà với vị béo của nước dừa hòa quyện với vị ngọt từ thịt bò; thêm cái vị cay nồng từ ớt, sả, gừng, tiêu…; cùng vị chua thanh từ lá chanh và me. Tất cả làm nên một món ăn vô cùng hấp dẫn, đậm đà và ngon miệng với mùi thơm khó cưỡng.
Món bò Rendang thường ăn kèm với cơm trắng hay cơm gói trong lá tre và nướng sơ trên bếp than, một sự kết hợp hài hoà.Thịt bò Rendang thường chỉ được phục vụ vào những dịp lễ. Món ăn này được chuẩn bị theo cách truyền thống trong các lễ hội ở Indonesia. Món thịt bò Rendang được nhiều người mô tả hình thức trông cỏ vé giống món cà ri. Redang cũng có hai loại là khô và ướt, Rendang sấy khô có thể bảo quản được trong vòng 3 đến 4 tháng, thường được chuẩn bị trước cho các ngày lễ hội. Còn Rendang ướt hay còn có tên gọi khác là Kalio thì có thể dùng trong vòng 1 tháng. Đây là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong nền ẩm thực Bali. Tới du lịch Bali bạn đừng quên thưởng thức món ăn ngon này nhé, thưởng thức món ăn này bạn sẽ hiểu thêm về văn hóa của người dân nơi đây.
Cà ri Massaman – Thái Lan
Không chỉ có hương vị dẫn đầu các món cà ri, Massaman còn được xem là ông vua trong kinh đô ẩm thực Thái Lan. Nó nổi tiếng với hương vị cay, béo ngậy, ngọt thơm và đậm đà khó cưỡng. Thậm chí, những gói nước sốt mua ở siêu thị cũng có thể biến bạn trở thành đầu bếp hạng Mechellin. Món cà ri Massaman dùng ngon nhất với cơm trắng. Được cho là vua của các món cà ri, vị cay, ngọt, mặn hài hòa của món ăn đặc sắc xứ chùa vàng đã làm hài lòng du khách trong lần nếm thử đầu tiên. Cà ri Massaman được xếp hạng đầu tiên trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới của CNN.
Nguyên liệu chính của món ăn bao gồm thịt bò, đậu hũ, thịt gà, nước dừa, đậu phộng, khoai tây, lá nguyệt…nếu có dịp xuôi xuống miền Nam Thái Lan, chắc chắn du khách sẽ được giới thiệu món cà ri Massaman như một niềm tự hào của người dân nơi đây. Thái Lan là một trong các quốc gia có nhiều món ăn nằm trong top các món ăn ngon nhất thế giới như Papaya salad, Pad Thai, Tom Yam Goong. Trong đó, món cà ri là tiêu biểu nhất và là món ăn truyền thống của người dân Thái.
Sốt cà ri Massaman có tên gọi Nam Phrik Kaeng Massaman được chế biến từ nước dừa, đậu phộng hoặc hạt điều rán, khoai tây, lá nguyệt quế, vỏ bạch đậu khấu, quế, hồi, đường cọ, nước mắm và sốt me. Cà ri Massaman thường được dùng với cơm và gừng muối (achat), được làm với dưa chuột và ớt ngâm giấm. Do thành phần khá phong phú, món cà ri Massaman luôn trông rất bắt mắt và hấp dẫn, một phần cà ri thơm phức khi vừa được dọn ra sẽ khiến thực khách không khỏi trầm trồ. Khi nếm thử thì sẽ ấn tượng hơn về mùi vị thơm ngon, ấn tượng của món ăn.