12 Đặc sản của quê hương Phú Thọ nhất định phải thử 1 lần

Phú Thọ – vùng đất quê cha đất tổ, nơi hàng nghìn người con cháu vua Hùng đổ về mỗi năm để hành hương cầu mong an lành, phúc lộc. Phú Thọ – vùng đất vẫn chưa nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam nhưng với vẻ đẹp của núi non trùng điệp, với những món ăn đậm đà hương vị quê hương thì chắc chắn ai ghé thăm dù chỉ một lần đều phải nhung nhớ. Hãy cùng ngonngon tìm hiểu những đặc sản của quê hương Phú Thọ bạn nhé!

Cá thính

Cá thính

Nếu ai đã từng một lần ghé về Phú Thọ – Vĩnh Phúc đều không thể quên được hương vị của món cá thính (hay còn gọi là cá muối chua) quyện nơi đầu lưỡi, tan chảy trong vị thơm ngậy của cá nướng vàng. Đây là món đặc sản thứ thiệt mà khó nơi nào bạn có thể thưởng thức được món ngon này với hương vị hấp dẫn như nơi đây.

Cá thính – món ăn được lên men từ thính ngô và muối – vốn được ví như của để dành của người dân Phú Thọ – Vĩnh Phúc. Cá sống cắt khúc, rửa sạch rồi ướp với muối hạt là món ăn được lên men trong thời gian dài nên tỷ lệ cá và muối phải chính xác nhằm đảm bảo chất lượng cho món ăn. Sau khi ướp muối từ 5 – 7 ngày, cá được ướp với thính ngô giúp lên men đồng thời tạo hương vị cho món ăn trước khi xếp vào vại nén chặt.

Cá thính

Miếng cá Thính làm bằng Cá Mè Hoa (cá tươi) sau 3 tháng, cá thính có thể sử dụng. Nếu bảo quản đúng cách, món ăn có thể để được hàng năm trong điều kiện bình thường. Theo người sản xuất, đây là món ăn an toàn với nguồn nguyên liệu đảm bảo. Cá thính được các hộ tập trung sản xuất vào tháng 10 và tháng 11 khi nguồn cá tự nhiên dồi dào nhất.

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất cá thính tại Phú Thọ đã kết hợp với các siêu thị trên toàn quốc để đưa món ăn này tới gần khách hàng. Trong thời gian tới, nếu được phát triển đúng hướng, thương hiệu cá thính sẽ còn vươn xa hơn.

Nếu đã đến với Phú Thọ chớ đừng quên mua món cá thính về làm quà cho người thân bạn nhé. Một trong những cơ sở làm cá thính ngon tại Phú Thọ bạn có thể ghé đến đó chính là Cá Thính bà Quy tại K9 Yên Dưỡng, Cẩm Khê, Phú Thọ -đây là cơ sở theo đánh gía của nhiều thực khách đó là sạch, ngon và chất lượng. Nếu không đến được trực tiếp bạn có thể ghé tới website: https://cathinhbaquy.com/ để có thể mua được đặc sản cá thính chất lượng nhất tại Phú Thọ bạn nhé.

Cơ sở chế biến Cá Thính Bà Quy là đơn vị đầu tiên sản xuất Cá Thính đạt chuẩn GMP với đầu vào là cá Đầm, Hồ tự nhiên. Cá sạch và to trên 3kg với cá Trắm Cỏ, trên 7kg với cá Trắm Đen, trên 2kg với cá Mè trắng. Vì vậy về chất lượng bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé.

Cọ ỏm

Đặc sản cọ ỏm Phú Thọ

Phú Thọ vốn được biết đến với hình ảnh rừng cọ, đồi chè xen lẫn núi đồi xanh mướt. Cọ không chỉ là đặc trưng của vùng đất tổ bởi những tán lá xanh tròn, tản rộng dùng lợp nhà mà quả của loài cây này còn được chế biến thành món ăn cực kì thú vị.

xem thêm  10 Món ăn ngon đặc sản ngon tuyệt ở Thái Bình bạn nên thử

Cọ ỏm béo ngậy, vàng ươm

Quả cọ ỏm ăn mềm, thơm, có vị béo ngậy hấp dẫn. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng ăn được cọ ngon, bởi trong cả rừng cọ thì cũng chỉ có một số cây cho quả có vị béo ngậy mà không chát thôi. Và cọ cũng là một loại quả kì lạ vì chỉ ăn ngon khi “ỏm”, vì phải bỏ quả cọ vào nồi nước vừa sôi tới và ỏm như thế thì cọ mới mềm, nếu không bạn càng đun chúng sẽ càng cứng và ăn sẽ không ngon chút nào!

Thịt chua Thanh Sơn

Thịt chua lá ổi

Nghĩ tới thịt chua không thể bỏ qua món thịt chua Thanh Sơn vùng Xuân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ. Món ăn đặc sắc mang đậm hương vị của người Thanh Sơn, là đặc sản thịt chua ngon nhất Vịnh Bắc Bộ.

Thịt chua ống nứa

Thịt chua là đặc sản nức tiếng của vùng Thanh Sơn, Phú Thọ. Với hương vị và cách chế biến của riêng mình, thịt chua Thanh Sơn nổi tiếng không chỉ ở Phú Thọ mà đã được nhiều nơi trên cả nước ưa chuộng.

Thịt chua là một món ăn thích hợp trên bàn cỗ, tiệc và đặc biệt là các bữa nhậu. Để thưởng thức trọn hương vị của món ăn này, bạn đừng quên ăn kèm với lá sung, lá mơ, rau thơm và tương ớt chấm nữa nhé.

Không chỉ vậy, nhắc đến huyện vùng cao Thanh Sơn, người ta còn nhắc đến văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú mà chỉ mới nghe tên các món ăn mà ai nấy cũng đã xốn xang: “Lạ lùng rêu đá, đậm đà thịt chua”. Nếu bạn yêu thích món ăn này có thể ghé đến Cơ sở sản xuất thịt chua, cá thính Điệp Đào tại Khu 3 Mỏ, Thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ để mua được sản phẩm thịt chua chất lượng nhất nhé.

Bánh tai

Bánh tai

Bánh Tai có từ thời xa xưa của làng Phú Thọ, bánh có tên gọi khác là bánh Hòn. Bánh có hình dạng giống cái tai, được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn với công thức và những nguyên liệu đặc biệt khác, và không phải ai cũng làm được chiếc bánh Tai giếng Thánh đúng chuẩn hương vị đặc biệt vốn có.

Nhà hàng bánh tai nổi tiếng Phú Thọ
Bánh tai là món ăn không còn xa lạ với những người con của thị xã Phú Thọ từ nhiều năm nay, đặc biệt là món bánh tai có truyền thống hơn 5 đời của gia đình cụ Nguyễn Thị Định ở phố Bạch Đằng, phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ.

Bánh tai Phú Thọ có màu trắng đục, thơm mùi bột quện trong mùi thịt ngầy ngậy. Ăn từng miếng nhỏ mới cảm nhận hết dư vị của chiếc bánh. Bánh tai dễ ăn và nhiều người có thể dùng được bởi bánh được làm từ bột gạo tẻ nên rất lành, thường được dùng làm thứ quà ăn sáng.

Ẩm thực thị xã Phú Thọ thời xa xưa, bánh tai thường được ăn kèm với cháo gạo tẻ, cháo bột thái, chỉ cần chút nước mắm ngon hòa sẵn. Mỗi bát cháo ấy cắt thêm 1, 2 cái bánh tai vào vừa dễ ăn vừa chóng no, có thể lao động suốt buổi sáng. Ngày nay, tùy khẩu vị có người mua bánh về nhà, chấm thêm nước mắm vắt chanh, quất, ớt, tiêu… mà nhấm nháp thì ăn không biết ngán.

Cơm nắm lá cọ

Cơm nắm lá cọ

Không chỉ nổi tiếng bởi mảnh đất quê cha đất tổ, Phú Thọ còn đi vào lòng người bởi những món ăn thân quen qua câu ca dao truyền miệng. Cơm nắm lá cọ qua năm tháng đã trở thành món thương, món nhớ của người Phù Ninh.

Cơm nắm mo cau

Cơm nắm lá cọ là món ăn đặc biệt gắn liền với mảnh đất Phù Ninh, Phú Thọ. Cơm nắm lá cọ mang đượm hồn quê. Ngày nay cơm nắm lá cọ đã trở thành đặc sản nổi tiếng có mặt trong nhà hàng cao cấp.

xem thêm  Top 5+ Thương Hiệu Bánh Cốm Hà Nội Cực Ngon Nên Thử

Muốn cho cơm nắm được ngon, người ta chọn loại gạo tẻ ngon, khi nấu chín cơm trắng dẻo, không bị nhão. Chuẩn bị lá cọ xanh, sạch xơi cơm trải đều ra và bắt đầu cuộn đều lại như cuộn nem, vừa cuộn vừa ép thật chặt thành hình trụ, thái lát mỏng như xát bánh chưng…Người ta có thể cho thêm muối lạc, muối vừng giữa miếng cơm nắm. Bạn có thể dùng mo cau thấy thế lá có khi nắm cơm.

Bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều vùng trồng bưởi, nhưng trái bưởi Đoan Hùng đã giành cho mình một hình ảnh và thương hiệu riêng. Loại bưởi này có vị ngọt thanh của vùng trung du và đặc biệt nó chỉ trọn vị khi trồng trên mảnh đất Chí Đám, Đoan Hùng.

Bưởi Đoan Hùng được dán tem sản phẩm

Bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Giống bưởi nối tiếng này đã được bảo hộ tên gọi xuất xứ và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn tại quyết định số 73/QĐ-SHTT.

Bánh sắn

Bánh sắn hấp

Bánh sắn hấp là món ăn dân dã được làm từ bột sắn nếp và nhân thịt lơn, mộc nhĩ, đậu xanh…quấn một lớp lá chuối ở ngoài và đem hấp chín. Nó có đủ vị thơm bùi và béo ngậy của các nguyên liệu đó là bột sắn, đậu xanh, thịt nạc cùng các gia vị.

Bánh sắn rán

Bên cạnh món bánh sắn hấp, người dân Phú Thọ còn chế biến thành nhiều loại bánh khác từ bột của củ sắn như bánh sắn rán, bánh sắn nướng, bánh sắn xiên đũa…và nấu thành món ăn trong bữa cơm như cánh sắn nấu hến, canh sắn nấu thì là hay bánh chưng sắn, xôi sắn…

Cá kho trám

Cá kho trám

Đến Phú Thọ, khi nghĩ tới nguyên liệu để nấu món cá kho, người ta thường sẽ nghĩ ngay đến quả trám. Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị rất riêng từ chu, đến ngọt rồi chát chát bùi bùi vô cùng ấn tượng.

Cá kho trám bằng nồi đất

Món cá kho trám đậm đà, thơm ngon, thịt cá săn chắc cùng với vị bùi bùi chua chát của trám làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Cả nhà đánh bay nồi cơm trong chốc lát, có dịp về Phú Thọ bạn hãy thưởng thức món đặc sản này của quê hương Vua Hùng bạn nhé!

Bánh nẳng

Bánh nẳng Phú Thọ

Bánh Nẳng đằm sâu trong mật mía sánh mịn. Nhìn chiếc bánh đơn sơ là vậy nhưng khi hỏi về cách làm bánh mới thấy được sự kỳ công của các bà, các mẹ ở vùng quê trung du đất Tổ.

Người làng Dòng phải leo lên trên triền đồi chặt các loại cây như thừng mực, gió rừng, núc nác, cỏ tranh… đem về đốt lấy tro. Nước tro được gạn lọc cẩn thận đem ngâm với gạo nếp. Điều tạo nên màu sắc, hương vị đặc trưng chính là nhờ công đoạn ngâm gạo với nước tro. Để cân đối tỷ lệ gạo, nước phù hợp đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm tay nghề lâu năm, nếu không bánh sẽ bị hăng, màu không đẹp.

Bánh nẳng làng Dòng Phú Thọ

Gạo đã được ngâm kỹ vớt ra để ráo nước. Đem gạo gói trong lá dong tươi. Những chiếc bánh nẳng thành phẩm chỉ dài hơn một gang tay được quấn dây cẩn thận. Khi luộc bánh phải đun thật kỹ cho hạt nếp chín nhừ quện vào nhau. Bánh khi bóc ra phải mềm nhuyễn nhưng vẫn còn hình thon dài và không dính lá. Màu của bánh phải vàng như mật ong, trong như hổ phách.

xem thêm  10 Món ăn ngon nhất TP. Vinh, Nghệ An Bạn Nên Thử Qua 1 lần

Bánh cuốn Lâm Lợi

Bánh cuốn Lâm Lợi

Nhắc đến những món ngon đậm chất dân dã tại Phú Thọ thì bánh cuốn Lâm Lợi là thương hiệu rất nổi tiếng, luôn nằm trong top những địa chỉ nhất định phải ghé qua khi đến thăm Phú thọ. Bánh cuốn Lâm Lợi hấp dẫn thực khách không chỉ ở đĩa bánh nóng hổi ngon miệng mà còn ở không gian ấm áp gần gũi nơi đây.

Đi kèm với phần bánh cuốn nóng hổi là những chiếc nem đã rán sẵn, giòn rụm và khúc đậu vuông vắn rán vàng ươm. Điều đặc biệt làm nên thương hiệu bánh cuốn Lâm Lợi không thể hòa lẫn với bất cứ quán bánh cuốn nào khác chính là nước chấm chua ngọt ăn kèm.

Một công đoạn làm bánh cuốn

Nước chấm được pha chế theo công thức riêng biệt, hòa với đu đủ, su hào, cà rốt muối, chua chua ngọt ngọt đậm vị rất độc đáo. Thêm vào đó là những miếng chả thịt được nướng chín trên than hoa, vừa dai vừa mềm. Phần rau sống ăn kèm đảm bảo luôn mới, tươi ngon và sạch sẽ. Một suất bánh cuốn ở đây có giá 30 nghìn đồng. Thế nhưng với đầy đủ bánh cuốn, chả nướng, nem nướng, đậu phụ ăn kèm, thì mức giá này hoàn toàn hợp lý và chất lượng phải không nào?

Hồng Hạc Trì

Đặc sản hồng Hạc Trì

Với hương vị đặc biệt, thơm ngon mà thiên nhiên ban tặng, trái hồng Hạc Trì vốn, là niềm tự hào của người dân Đất Tổ nơi thành phố Ngã ba sông, từ lâu đã trở thành món đặc sản được nhiều người gần xa biết đến đặc biệt mỗi dịp Trung thu về.

Hồng Hạc Trì không có hạt, ăn giòn ngọt vô cùng

Hồng Hạc Trì có nguồn gốc ở xã Bạch Hạc (nay là phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, Phú Thọ). Loại quả này còn được gọi là hồng Bạch Hạc. Đây là giống quả quý hiếm và là một trong những loại quả ngày xưa đem cung tiến các vua Hùng. Ngày nay, loại quả này đã có thương hiệu được cả nước biết đến.

Hồng Hạc Trì đặc biệt không có hạt, dáng quả thuôn dài, chia bốn. Khi chín, quả có màu vàng tươi, thịt vàng sậm, ăn giòn, ngọt dịu, thơm mát. Hương vị đó của loại hồng này rất đặc biệt mà các loại khác khó sánh được. Hồng chín và được thu hoạch vào dúng dịp tết trung thu.

Rau sắn

Rau sắn

Rau sắn là một món ăn phổ biến ở Phú Thọ. Những ngọn sắn non xanh mượt trồng trên nương, vườn được hái về nhặt bớt cẫng già, rửa sạch, vò nát rồi ngâm với nước đậy kín từ 2 – 3 ngày để rau đủ chua là có thể chế biến thành nhiều món ăn vừa ngon vừa lạ miệng như rau sắn xào, rau sắn nấu tép, rau sắn nấu canh cua, cá…

Người Phú Thọ thường nấu rau sắn ngâm chua với móng giò heo, ninh lâu chút cho móng giò và rau sắn chín nhừ có màu vàng óng của rau sắn, miếng móng giò béo ngậy. Món rau sắn móng giò này một khi đã thưởng thức bạn sẽ không bao giờ quên.

Rau sắn

Canh rau sắn nấu cá là món ăn mộc mạc, đơn sơ mà thắm đượm tình người của vùng đất trung du Phú Thọ. Canh rau sắn có mùi thơm nồng đặc trưng, vị bùi bùi, chua chua của rau sắn, ngọt đậm đà của cá tươi… là món ăn rất phù hợp với những ngày thời tiết nóng nực.