Vốn là một loại cây dại mọc lan ở khắp các ruộng lúa ở nông thôn nhưng vì giờ đây người tiêu dùng yêu thích các loại rau sạch và lành nên rau tầm bóp đang đứng đầu trong danh sách các loại “rau nhà giàu” được các bà nội trợ săn lùng. Vậy rau tầm bóp là rau gì? Hãy cùng Ngon Ngon tìm hiểu nhé.
Rau tầm bóp là Rau Gì?
Rau tầm bóp tên tiếng anh là Physalis angulata, tại nhiều vùng khác nó còn có tên gọi là lu lu cái, thù lù cạnh, cây lồng đèn…. Cây rau tầm bóp thuộc họ cà, nên một phần nào đó có đặc điểm giống cây cà về cả lá và quả.
Thân cây tầm bóp thường rũ xuống, các lá hình bầu dục mọc so le nhau, có quả mọng tròn, lúc non màu xanh, lúc chín màu đỏ và lúc nào cũng có một đài lớn bao trùm lên quả như một cái túi để bảo vệ. Đặc biệt hơn, rau tầm bóp có thể ra hoa kết trái quanh năm, lứa này chưa rụng lứa tiếp theo đã bắt đầu ra hoa.
Rau tầm bóp là loại rau dại, muốn tìm rau chỉ cần bạn lang thang bờ ruộng, dọc đường hay góc vườn ở vùng nông thôn bạn có thể dễ dàng hái về một mớ rau tầm bóp để xào nấu.
Cây rau tầm bóp thuộc họ cà, nên một phần nào đó có đặc điểm giống cây cà về cả lá và quả
Đặc điểm của cây tầm bóp
Vì cây tầm bóp cũng thuộc họ Cà nên có các đặc điểm tương tự như cây cà. Cụ thể, cây tầm bóp có những đặc điểm sau:
- Thân cây: Cây tầm bóp thuộc loại cây thân thảo, thân cây mọc nhiều cành nhánh và cao từ 50-90 mét.
- Lá cây: Lá tầm bóp có màu xanh, hình bầu dục và mọc so le nhau.
- Hoa: Hoa tầm bóp mọc đơn lẻ từ nách lá chứ không mọc thành cụm, có cuống hoa hơi mảnh.
- Quả: Cây tầm bóp có quả nhỏ và tròn giống như quả cà, được bao bọc bằng một lớp vỏ mỏng xanh nhìn giống như lồng đèn, khi bóp quả tầm bóp sẽ nghe được tiếng nổ nhỏ. Khi chín màu của quả sẽ chuyển thành màu đỏ, có vị chua chua ngọt ngọt.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây tầm bóp
Cây tầm bóp chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, trong 100gr quả cây tầm bóp có chứa hàm lượng các chất sau:
- 11gr alkaloid và carbohydrate
- 1.5gr protein, 0.5gr chất xơ, 0.5gr chất béo;
- 12mg canxi, 8mg magie, 39mg photpho, 1.3mg sắt, 0.1mg kẽm;
- Các loại vitamin như 1.6 mg vitamin A, 28mg vitamin C…
Phân biệt cây tầm bóp với cây lu lu đực
Phân biệt cây tầm bóp và cây lu lu đực
Bởi có những đặc điểm khá giống nhau về hình dáng giữa cây tầm bóp và cây lu lu đực nên mọi người thường hay nhầm lẫn hai loại cây này với nhau. Dưới đây là cách phân biệt hai loại cây này:
- Hoa: Hoa của cây lu lu đực mọc và nở ra thành chùm và mọc ở phía trên của nách lá chứ không phải mọc đơn lẻ như hoa của cây tầm bóp, khi nở các cách hoa vươn rộng ra.
- Quả: Quả cây lu lu đực tròn và mọc thành chùm, quả non có màu xanh thuần khiết và chuyển sang màu tím đến đen tím khi chín. Trong khi đó, quả cây tầm bóp có màu xanh nhạt và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ, được bao bọc bởi lớp vỏ cùng màu bên ngoài, các quả cũng mọc riêng lẻ nhau.
- Vị quả: Quả cây lu lu đực có vị đắng pha lẫn vị ngọt, quả tầm bóp có vị chua chua ngọt ngọt và theo cảm nhận của nhiều người thì còn có chút vị chát.
Rau Tầm Bóp Nấu Món Gì Ngon? Rau Tầm Bóp Xào Tỏi Siêu Ngon
Nguyên liệu làm Rau tầm bóp xào tỏi Cho 4 người
Rau tầm bóp 500 gr Tỏi 7 tép Dầu ăn 1 muỗng canh Nước mắm 1 muỗng cà phê Muối/ hạt nêm 1 ít
Cách chọn mua rau tầm bóp tươi ngon
- Rau tầm bóp ngon có lá có màu xanh đậm, mặt trên của lá rất bóng và mướt.
- Nên chọn mua những lá còn nguyên vẹn, lành lặn, không bị trầy xước.
- Không mua rau có dấu hiệu héo úa, dập nát, cuống lá bị thâm đen.
Cách chế biến Rau tầm bóp xào tỏi
Sơ chế nguyên liệu
Rau tầm bóp bạn mang đi rửa sạch với nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước lạnh và để ráo.
Tỏi bạn lột sạch vỏ, đập dập và băm nhỏ.
Xào rau
- Bắc chảo lên trên bếp, khi chảo nóng thì bạn cho 1 muỗng canh dầu ăn vào.
- Sau đó cho tỏi băm vào phi cho thơm. Khi tỏi thơm vàng thì bạn cho rau tầm bóp vào đảo đều với lửa lớn trong khoảng 2 – 3 phút.
- Tiếp đó nêm nếm với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm rồi đảo đều lên cho gia vị thấm vào rau.
- Cuối cùng, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp và dọn ra đĩa thưởng thức.
Thành phẩm
Rau tầm bóp xào tỏi mang hương vị thơm ngon nhờ có sự kết hợp của hương tỏi thơm nức mũi và tau tầm bóp tươi xanh, thanh mát.
Một món ăn không quá cầu kỳ, dân dã mà hương vị lại rất tuyệt vời. Bạn hãy vào bếp thử thực hiện nhé. Chắc chắn là món ngon này sẽ không làm bạn thất vọng đâu!
7 Công Dụng Bất Ngờ Của Rau Tầm Bóp Bạn Có Biết
1. Phòng chống bệnh tim, giảm lượng cholesterol trong máu
Cây tầm bóp chứa một lượng lớn vitamin C, giúp bạn tránh xa các gốc tự do có thể làm hỏng các mạch máu, từ đó giúp bạn giảm thiểu được các vấn đề về tim.
Lượng vitamin C và vitamin A có trong cây tầm bóp có thể làm giảm cholesterol trong máu, từ đó giúp bạn tránh được các bệnh liên quan đến hàm lượng cholesterol cao ví dụ như bệnh đột quỵ.
Bạn có thể bổ sung những dưỡng chất kể trên bằng cách xay lá tầm bóp với nước sau đó lọc lấy phần nước để uống như một loại nước ép bổ dưỡng. Bạn cũng có thể xào rau tầm bóp với các loại hải sản, thịt heo, bò tùy thích.
2. Ngăn ngừa tổn thương mô cơ
Vitamin C có trong cây tầm bóp giúp cơ thể ngăn ngừa đau nhức và tổn thương ở các mô cơ sau khi tập thể dục.
3. Tác dụng của rau tầm bóp – Điều trị ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bổ sung một lượng thực phẩm giàu vitamin C như rau tầm bóp có thể điều trị được nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư miệng.
Ngoài ra, một số hợp chất có trong cây bôm bốp có thể giúp chống lại và tiêu diệt các tế bào ác tính phát triển trong cơ thể, thậm chí là làm thu nhỏ khối u ung thư.
4. Giúp sáng mắt
Bổ sung một lượng cây tầm bóp có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin A hàng ngày. Lượng vitamin này giúp ngăn ngừa khô mắt, giúp mắt bạn thích nghi tốt hơn với bóng tối và ánh sáng. Hơn nữa, nó còn giúp giữ cho võng mạc của bạn khỏe mạnh, phòng ngừa đục thủy tinh thể.
5. Tác dụng của rau tầm bóp giúp điều trị cảm lạnh, giúp hạ sốt
Cảm lạnh và ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch bắt đầu suy yếu. Vì vậy, để đảm bảo bạn không bị các triệu chứng trên, hãy ăn một lượng rau tầm bóp để cung cấp đủ vitamin C mỗi ngày. Ngoài ra, cây tầm bóp còn giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và tăng khả năng chống nhiễm trùng cơ thể.
Thêm vào đó, trái tầm bóp cũng giúp giảm sốt ở trẻ em.
6. Điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu
Cây tầm bóp có chứa nhiều vitamin C nên khá hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường vì nó giúp tăng insulin trong máu. Ngoài ra, vitamin A có trong cây tầm bóp giúp hình thành lượng canxi photphat góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.
7. Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương
Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất tăng cường miễn dịch. Chúng có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu hoạt động trong cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng có trong rau tầm bóp cũng tăng cường việc tạo ra các tế bào bạch cầu giúp loại bỏ các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể…
Vitamin C có trong cây tầm bóp cũng có khả năng chữa lành vết thương, bằng cách thúc đẩy các mô liên kết, giúp vết thương nhanh lành hơn.
Một số bài thuốc trị bệnh với rau tầm bóp
Một số bài thuốc trị bệnh từ rau tầm bóp
Nhờ những công dụng tuyệt vời mà rau tầm bóp đem lại nên nó được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y để trị bệnh. Sau đây là một số bài thuốc làm từ rau tầm bóp:
Bài thuốc trị bệnh tiểu đường
Sử dụng 40gr cây tầm bóp sắc với 1.5 lít nước trong 20 phút. Nước sắc chia ra uống trước bữa ăn 30 phút, uống đều đặn 3 lần mỗi ngày trong vòng một tháng.
Bài thuốc chữa bệnh u gan
Ước lượng cây tầm bóp khô và diệp hạ châu (cây chó đẻ) bằng khoảng 1 nắm tay, đem đi nấu với nước và uống trong khoảng một tháng.
Bài thuốc trị viêm họng, ho
Sắc 15-30gr tầm bóp khô (hoặc 50-100gr tầm bóp tươi) với nước và uống trong 3-5 ngày. Nước sắc nên uống trong ngày và không lấy để uống vào ngày hôm sau.
Bài thuốc trị nhọt vú, đinh độc
Giã 40-80gr tầm bóp tươi rồi vắt lấy nước uống, bã còn lại thì lấy đắp lên vết thương hoặc nấu với nước để rửa vết thương hằng ngày.
Lưu ý
- Sử dụng cây tầm bóp với liều lượng mỗi ngày là tối đa 80gr tầm bóp tươi hoặc 20-40gr tầm bóp khô.
- Uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và trái cây ít đường.
- Hạn chế ăn thức ăn nhiều đạm và dầu mỡ.
- Thường xuyên vận động cơ thể.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng cây tầm bóp đối với sức khỏe & cách chế biến tầm bóp ngon, từ đó có thể sử dụng thảo dược này hiệu quả nhé.