10 Món ăn ngon đặc sản ngon tuyệt ở Thái Bình bạn nên thử

Thái Bình không chỉ được biết đến với những di tích lịch sử, văn hóa, con người hiền hòa, thân thiện mà ẩm thực nơi đây cũng nổi tiếng không kém. Về với Thái Bình không thể không thưởng thức những món ngon nhớ đời. Hãy cùng ngonngon tìm hiểu những món ngon này của quê lúa Thái Bình bạn nhé!

Bánh cáy

Bánh cáy

Nói đến đặc sản Thái Bình, món người ta nhớ đến đầu tiên chắc chắn sẽ là bánh cáy. Loại bánh này ngoài Thái Bình ra thì không nơi nào có bởi đây chính là bánh mà người dân Thái Bình xưa dùng làm đồ tiến vua. Từ thành phố Thái Bình,xuôi theo quốc lộ 39 tớihuyện Đông Hưng, gặp xã Nguyên Xá, ngửi thấy từ đầu làng mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp, của nha, của mứt, khứu giác tự mách bảo với ta đã đến đất làng Nguyễn – quê tổ của món bánh đặc trưng này.

Bánh cáy

Bánh cáy được làm hoàn toàn từ những nông sản của địa phương như gạo nếp, mứt bí, dừa, vừng (mè), lạc (đậu phộng). Cái vị riêng của bánh cáy là sự hòa quyện giữa các nguyên liệu làm từ hoa màu có sẵn trong thiên nhiên tạo cho bánh vị dẻo, thơm đặc trưng mà những địa phương khác làm cũng không bằng được. Bánh cáy ngon là vừa đủ độ dẻo, ngọt của gạo nếp, lạc, vừng dậy mùi. Cắn miếng bánh thấy cái lạ miệng khi trong đó có mứt bí, cơm dừa deo dẻo, gừng tươi cay nồng. Ăn bánh cáy mà uống thêm chén trà nóng là đúng kiểu. Người Thái Bình đi đến đâu cũng mang theo phong bánh cáy làm quà, coi như một lời giới thiệu về quê hương. Mỗi dịp lễ, tết, cúng giỗ tổ tiên, trên ban thờ trong mỗi gia đình người Thái Bình đều không thể thiếu phong bánh cáy.

Bánh nghệ

Bánh nghệ

Nói đến đặc sản của quê lúa, chúng ta không thể quên thưởng thức một loại bánh cũng có nguyên liệu chính từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm của đồng đất Thái Bình. Đó chính là bánh nghệ. Bánh nghệ chỉ có ở các xã khu Nam huyện Tiền Hải và một số xã khác thuộc huyện Kiến Xương. Bánh nghệ được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo tẻ và bột nghệ. Thế nhưng qua bàn tay khéo léo của những người thợ làm bánh, nó đã trờ thành những chiếc bánh nhỏ xinh, vàng rộm, thơm nồng.

Bánh nghệ

Bánh có giá trị dinh dưỡng và mùi vị rất riêng, ăn vào không sợ bị nóng. Nhân bánh là hành hoa và mộc nhĩ được phi thơm. Bánh nghệ được ăn nóng rất ngon, nhất là trong tiết trời lạnh thì không gì thích bằng. Những người con xa quê tìm về bánh nghệ như sống lại tuổi thơ êm đềm nơi góc chợ quê yên ả, thanh bình, có bóng hình của bà, của mẹ trong phiên chợ tết đầy sắc màu nơi quê nhà yêu dấu.

Canh cá Quỳnh Côi

Đặc sản canh cá Quỳnh Côi

Canh cá Quỳnh Côi được xem là niềm tự hào của người dân Thái Bình. Thay vì sử dụng sợi bùn phở thông thường thì người Thái Bình lại chọn cho mình bánh đa, tạo dấu ấn riêng cho canh cá Quỳnh Côi mà không món ăn nào khác có được. Sợi bánh đa dùng làm canh cá phải được làm từ gạo chiêm mùa trước, sợi phải mỏng, mịn và dai thì bát canh cá mới ngon. Cá dùng làm canh phải còn tươi ngon. Cá sau khi được làm sạch, lóc phần thịt nạc, khéo léo tách bỏ xương, rồi đem thái thành miếng dày chừng hơn nửa phân, ướp với chút nước mắm ngon, tiêu bột và nước cốt nghệ.

Canh cá Quỳnh Côi

Cá được tẩm ướp chừng nửa giờ cho thấm, khi xong lại được cho lên vỉ nướng qua than hoa cho thơm và chín tới, sao cho lớp vỏ ngoài vừa se lại, thịt cá bên trong vừa chín thì bỏ ra khỏi vỉ đem chiên lên tới khi vàng sẫm. Phần cá có dính chút xương thì đem băm nhuyến với hành khô, tiêu, ớt tươi cho nhuyễn. Sau đó nặn thành từng miếng đem chiên vàng hai mặt. Miếng cá chiên xong thơm phức, mỏng và xốp, giòn giòn thơm cay rất đặc trưng. Phần đầu và xương có thể đem ninh để lấy nước nấu canh. Nước dùng sẽ rất trong và có vị ngọt đậm đà.

Mùa nào thì thức ấy, mùa hè thì trong món canh có thêm rau rút, rau ngót. Mùa lạnh thì thêm rau cần hoặc rau cúc tần. Buổi sáng, ngồi thưởng thức một bát canh cá Quỳnh Côi ngọt lành chắc chắc khách qua đường cũng như du khách bốn phương khi đến vớiThái Bình sẽ bị mê mẩn, hấp dẫn.

xem thêm  10 Quán ăn ngon nhất tại Đà Nẵng cho tín đồ ẩm thực

Bánh gai Đại Đồng

Bánh gai Đại Đồng

Đi qua cầu Tân Đệ là đến huyện Vũ Thư thuộc đất Thái Bình. Nơi đây có làng Đại Đồng xã Tân Hòa có thể được coi là quê hương của đặc sản bánh gai. Chất liệu tạo thành bánh gai toàn sản phẩm đồng quê đâu đâu cũng sẵn như lá cây gai, gạo nếp, vừng, lạc, đậu xanh, bí đao, cùi dừa, đường, thịt lợn… Tuy nhiên quy trình sản xuất bánh thì khá tỉ mỉ. Phải yêu nghề và có tâm mới nghề mới tạo ra được những chiếc bánh gai thơm ngon đặc biệt.

Bánh gai Đại Đồng

Cùi bánh là khâu đầu tiên quan trọng. Lá gai tươi tuốt lấy phần thịt, bỏ gân và cuống, phơi nắng thật khô, giòn sau đó ngâm lá trong nước, ngâm càng lâu sau này bánh càng mềm. Lá không ngâm quá một ngày rồi vớt ra cho vào nồi bung khoảng 12 tiếng thì đổ lá rửa lại lần nữa, cho lên giàn ép kiệt nước… Gạo dùng làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng vụ mùa. Gạo đem vo như thổi xôi rồi ngâm chừng nửa tiếng để ráo nước rồi nghiền. Bột nếp sờ mát tay là được. Đường dùng làm bánh phải là đường trắng. Bột lá gai, bột gạo và đường được nhào với nhau theo tỷ lệ nhất định sao cho bánh mịn màng có màu óng như thạch.

Nhân bánh là nhân đậu xanh thổi nhừ cộng với lạc vừng cùi dừa cạo nhỏ, mứt bí, dầu chuối. Trước khi được gói bằng lá chuối khô, bánh lăn vào mỡ nước một lượt, rắc hạt vừng lên cùi để bánh được bóng, khi bóc lá không sát và bánh có độ ngậy. Bánh gai Đại Đồng – Thái Bình với hương thơm quyến rũ, béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt thanh và đậm của bánh khó có thể quên.

Nem nắm Thái Bình (nem chạo Vị Thủy)

Nem nắm

Nem nắm là đặc sản của Thái Bình nói chung và của làng Vị Thủy, xã Thái Dương, huyện Thái Thụy nói riêng. Bởi lẽ tại đây, nem chạo được chế biến để ăn sống. Đó là phương cách hoàn toàn khác biệt với các loại nem chạo chín men ở nhiều nơi khác. Theo những người dân làng Vị Thủy, để làm được món nem sống thì thịt lợn phải tươi ngon. Lợn vừa thịt xong, còn nóng hổi, không được rửa nước lã, phần sống của bộ xương (không băm rẻ sườn), được băm cho đến khi nhuyễn ra. Băm khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, lúc này thịt nạc, xương, tủy quyện lẫn vào nhau có màu hồng.

Trộn thịt băm với các gia giảm đã được giã nhuyễn như nước mắm Diêm Điền, tỏi tía, nước cốt chanh, đường trắng, mì chính, hạt tiêu, ớt tươi. Sau đó trộn tiếp với bì thái chỉ và thính gạo. Nem được nắm thành từng nắm tròn, chắc tay sao cho thịt, bì không bị rơi ra ngoài. Chính phần tỏi được cho vào rất nhiều trong nem giúp tiêu diệt các vi trùng, virus, giun sán có trong thịt. Vì đã trộn một lượng tỏi lớn vào thịt, nên không cần vắt chanh vào thịt, không cần để lên men, có thể ăn ngay sau khi chế biến.

Nem nắm

Món nem nắm khi ăn có vị ngọt của thịt sống, ngọt và giòn của xương, bùi bùi của tuỷ, béo của mỡ và dai dai của bì cùng với các loại gia vị chua, cay, mặn, ngọt. Rồi vị thơm của tỏi, chanh tươi, nước mắm, thính, và lá chanh. Ăn kèm với nem là các loại lá như lá sung, lá ổi hoặc lá đinh lăng. Cánh mày râu uống bia mà có một nắm nem như thế này thì không còn gì tuyệt vời bằng.

Bánh cuốn tôm

Bánh cuốn tôm

Không giống với bánh cuốn những nơi khác là nhân với thịt bằm, nấm mộc nhĩ, bánh cuốn tôm của vùng biển Diêm Điền – Thái Bình chọn loại tôm vàng có lớp vỏ mỏng manh như tờ giấy bóng nhưng thịt lại cực ngọt, nhiều và thơm để làm nhân bánh cuốn. Nghe danh bánh cuốn nhân tôm nhiều người lầm tưởng với món bánh “quý tộc” nhân là những con tôm to tròn xuất hiện trong những nhà hàng sang trọng, nhưng bánh cuốn nhân tôm chợ Gú lại là món ăn hết sức bình dân với phần nhân thịt tôm xay nhuyễn.

Bánh cuốn tôm

Nằm ngay tại trung tâm thị trấn Diêm Ðiền, chỉ mất vài bước chân từ phía đường chính đi vào, ta đã có thể bắt gặp ngay một khu chợ đông đúc người lại qua, buôn bán đa dạng các mặt hàng hải sản, ấy chính là chợ Gú. Những hàng bánh cuốn nhân tôm nằm phía sâu bên trong chợ, xen kẽ bên những quán bún, phở, cháo, chè nhưng dễ nhận biết qua những bàn ăn chật kín, những bịch bánh được đóng sẵn, đặt ngay ngắn trên mặt bàn để phục vụ khách mang về. Bánh cuốn nhân tôm bán ở chợ Gú ngày hai buổi sáng chiều. Tại đây, người ta đã quen với lời rao đặc trưng của người phụ nữ miền biển: “Ai bánh cuốn đi, ai bánh cuốn nào, bánh cuốn Diêm Ðiền, bánh cuốn nhân tôm đây”.

xem thêm  10 Món ngon đặc sản nổi tiếng nhất xứ Huế bạn nên thử

Gỏi nhệch Diêm Điền

Gỏi nhệch

Đến Thái Thụy, Thái Bình mà chưa ăn gỏi nhệchDiêm Điền thì coi như chưa biết Thái Thụy, dân sành ẩm thực thường truyền tai nhau như thế! Phải chăng gỏi nhệch Thái Thụy rất đặc biệt? Nhệch không phải cá, không phải rắn cũng chẳng phải lươn. Nó có mình dài, bụng trắng và sống được cả ở trong môi trường nước mặn lẫn nước ngọt. Nhệch có thể chế biến thành nhiều món, nhưng với người Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình thì món gỏi nhệch vẫn là số 1. Tại Diêm Điền có tới chục nhà hàng, quá ăn phục vụ món gỏi nhệch gia truyền.

Gỏi nhệch Diêm Điền

Nhệch được bắt lên còn tươi được rửa bằng nước vôi trong lọc kỹ cho sạch nhớt và săn thịt. Lau khô, mổ bụng bỏ ruột rồi rửa nhệch lại với nước. Dùng khăn bông lau, vuốt cho thật sạch rồi thì bỏ đầu đuôi, lóc xương, thái thịt nhệch thành từng lát mỏng. Tiếp đó đến công đoạn quan trọng nhất là ướp gia vị. Gia vị rất đơn giản gồm: Riềng giã nhỏ, bỏ hết xơ, thính gạo, chanh, hạt tiêu xay. Tuy nhiên để có món gỏi ngon cần phải trộn gia vị theo một tỉ lệ nhất định và bí quyết riêng. Trộn tất cả gia vị với thịt nhệch thái mỏng rồi cho vào vải xô sạch gói lại, ép cho thật kiệt nước, sao cho miếng thịt được thấm gia vị cả trong lẫn ngoài, thật săn và dẻo dai. Ép xong lấy ra cho các gia vị vào trộn đều một lần nữa là được món gỏi.

Gỏi nhệch được dùng kèm với các loại lá như cúc tần, vọng cách, đinh lăng, mùi tàu, húng quế, lá sắn, lá sung, lá si, hoa chuối, chuối tiêu xanh, khế quả, ớt… với các vị chua, cay, đắng, chát, thơm, bùi. Tất cả được chấm với một loại nước mắm cốt Diêm Điền. Khi ăn, người ta tỉ mẩn gói từng miếng gỏi và lá rồi chấm nước mắm, nhai thật kỹ mới cảm nhận được vị vừa ngọt, vừa dòn, vừa dai, vừa thơm, vừa mát của gỏi nhệch.

Bánh giò Bến Hiệp

Bánh giò Bến Hiệp

Có thể nói rằng, bánh giò Bến Hiệp (Quỳnh Phụ, Thái Bình) có thể sánh vai cùng bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Vũ Thư, bánh bèo Thái Thuỵ, bánh đúc làng Tè. Với mẫu mã, dư vị rất riêng, nó đã và đang khẳng định được giá trị, vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Chẳng biết, loại bánh giò làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm được, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay, người ta chỉ biết rằng, dạo trước, tàu thuỷ Hải Hà chạy ngày hai chuyến Hải Phòng – Nam Định, Nam Định – Hải Phòng khi mà Bến Hiệp lấy trả khách, bốc dỡ hàng hoá, mọi người đã rất quen mắt với cảnh nhiều phụ nữ trẻ em mang bánh giò ra bán. Những cái bánh bọc lá chuối xanh từng chùm 5, 10 chiếc được các bà, các cô, các em nhỏ quẩy trên vai, xách trên tay đưa xuống tàu. Bây giờ tàu thuỷ chở khách Hải Phòng – Nam Định không chạy nữa thì bánh giò Bến Hiệp đã đi khắp các chợ vùng quê, vượt ra khỏi làng, khỏi huyện.

Bánh giò Bến Hiệp

Bánh giò được làm bằng bột tẻ lọc, thịt nạc vai dùng chế biến nhân có kèm mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, muối… Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, gói bằng lá chuối. Bánh giò ở đây làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay. Bánh được làm bằng bột tẻ lọc, thịt nạc vai dùng chế biến nhân có kèm mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, muối… Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, gói bằng lá chuối. Bánh này được luộc từ 45 đến 60 phút.

Nộm sứa Thái Thụy

Nộm sứa Thái Thụy

Thái Thụy là huyện ven biển, không chỉ nổi tiếng là địa phương có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, nhiều điểm du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh hấp dẫn như cồn Ðen, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn ven biển với nhiều loài chim, hải sản quý hiếm, Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Ðức Cảnh… mà còn được nhiều du khách biết đến với món hải sản biển đặc trưng là nộm sứa.

xem thêm  16 món ăn ngon đặc sản ngon nhất Bình Định

Những ngư dân nơi đây cho biết, thân sứa trong suốt như thủy tinh, mềm mại như chiếc lá, mang đủ màu sắc từ xanh dương, hồng cho đến tím nhạt. Sứa chứa tới 95% là nước, nếu đem phơi nắng suốt 12 giờ liền thì toàn thân sứa sẽ mỏng như tờ giấy. Mùa hè là mùa sứa nổi, nhiều nhất là vào tháng 4, tháng 5, từng thảm sứa di động trên mặt biển trông như vườn hoa sặc sỡ. Sứa không có mắt, vây, tai, đuôi và cũng không có xương. Xưa kia, người dân đi biển gặp sứa thì bắt về làm sạch ngâm với sú vẹt để vài tháng không hỏng, ăn dần hoặc đem bán lẻ ở các chợ. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, nộm sứa trở thành món ăn đặc sản xuất khẩu ra nước ngoài, ở Thái Thụy có cả đội tàu đi thu gom sứa, hàng chục cơ sở chế biến sứa hình thành ở các xã, thị trấn ven biển.

Nộm sứa Thái Thụy

Ðể có được món nộm sứa ngon, quy trình chế biến rất cầu kỳ. Sứa bắt về sơ chế sạch, ướp với muối phèn. Sau một thời gian, những miếng sứa ngậm muối bỏ ra ép thành tấm như chiếc bánh đa. Sứa đã ngâm muối phèn thường dai và dòn không nhũn như sứa ngâm sú vẹt theo phương pháp dân gian truyền thống. Người ta kỳ công cắt cẩn thận sứa ra thành từng miếng mỏng, chần qua nước sôi rồi đem xếp ra đĩa. Hành tây thái nhỏ cũng chần qua nước sôi, sau đó vắt khô cùng với sứa đem trộn đều với thịt gà xé nhỏ, mực hoặc thị bò khô, lạc, dừa nạo, lá chanh, một chút rau húng. Nộm sứa ngon là sau khi chế biến phải dòn, thơm và khô, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được vị giòn tan của sứa, quyện với vị đậm đà nước mắm cốt, ngầy ngậy của lạc, thơm dịu ngọt của dừa và một chút vị biển của mực khô. Nộm sứa là món ăn mát, giải nhiệt nếu ai đã từng một lần ăn nộm sứa Thái Thụy vào mùa hè chắc chắn sẽ lưu giữ mãi hương vị thanh mát của món hải sản đặc trưng vùng quê này.

Bún bung

Bún bung

Nguyên liệu chính để nấu bún bung gồm bún, chân giò, xương sườn (hoặc xương ống), lá xương sông, thịt lợn và hoa chuối. Trong đó, thịt lợn băm nhỏ, trộn cùng gia vị, hạt tiêu, hành và cuốn lá xương sông hoặc lá lốt để làm chả. Xương sườn (xương ống) ninh lấy nước dùng cho ngọt. Chân giò luộc chung cùng nước xương nhưng không để mềm quá, vẫn đảm bảo độ dai, giòn. Nước dùng của bún bung Thái Bình có màu đục nhờ nhờ, màu xỉn của hoa chuối khác với nơi khác.

Bún bung
Khi nước hầm xương nhừ, cho chả xương sông vào nồi đun chín rồi vớt ra. Hoa chuối được thái thành lát nhỏ, cho tiếp vào nồi nước dùng, ninh nhừ, thêm một vài lát cà chua rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Để bát bún ngon hơn, hoa chuối phải được ngâm vào nước vo gạo cho bớt nhựa, đỡ chát và khiến nước dùng không quá đục. Bát bún bung được dọn ra với những sợi bún trắng, nước dùng màu hơi đục do chất nhựa tiết ra từ hoa chuối, một chút cà chua đỏ, điểm vài lát thịt chân giò thái mỏng, chả xương sông, ăn kèm rau thơm.

Món này có hương vị ngọt ngào của nước dùng, béo ngậy từ thịt chân giò mà không ngấy, lại thêm độ chát nhẹ nhàng với hoa chuối và mùi thơm lá xương sông. Múc nước ăn cùng với bún, móng giò và thịt luộc. Nếu không thích ăn bún, bạn có thể ăn kèm canh với cơm. Bún bung hoa chuối ăn kèm với rau muống, rau thơm và hoa chuối thái nhỏ trộn dấm. Bạn dễ dàng tìm thấy món ăn dân dã này ở trong các chợ quê. Cùng với canh cá và bún cá, bún bung (bún hoa chuối) là món ăn rất được ưa thích của người Thái Bình. Vị chát của hoa chuối, béo ngậy của thịt, vị thơm của lá xương sông sẽ khiến bạn nhớ mãi.