Binh Định ngoài được biết đến là nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, con người hiền lành, chất phác thì còn nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đa dạng phong phú. Hãy cùng ngonngon đi khám phá những món ăn ngon nhất miền đất võ Bình Định này nhé!
Bún chả cá
Chả cá ở đây được làm từ những con cá tươi ngon vừa đánh bắt về nên đảm bảo vị thơm và mặn mà nhất. Món bún này thường được ăn kèm cùng đĩa rau sống xanh non, thêm vài lát hành chua ngọt. Điểm nhấn trong cách ăn của người Bình Định là ăn rất cay, nên tất nhiên không thể thiếu ít tương ngào đỏ sẫm. Tất cả tạo nên một món ăn tròn vị và vô cùng đẹp mắt.
Bánh hỏi cháo lòng
Mắm nhum Mỹ An
Mắm nhum ăn cách gì cũng ngon, nhưng phổ biến nhất là dùng với bún hoặc chấm rau sống cùng thịt heo ba chỉ cuốn bánh tráng. Món mắm hảo hạng này chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất bởi vị đậm đà của nó mang lại.
Nem chợ Huyện
Ăn nem chợ Huyện, đêm xem hát tuồng”
Tiếng thơm của nem chợ Huyện không chỉ ở Bình Định mà nó còn lan xa khắp các tỉnh thành trên cả nước. Có ai mà chối từ được cái vị vừa ngọt vừa béo, tuy dai mà lại giòn, có ăn bao nhiêu cũng không biết ngán của những chiếc nem nơi đây. Nem tươi đã ngon, nhưng nếu bạn kì công đem nướng với than, ăn kèm với bánh, chả ram, rau mùi, tía tô, chuối, khế, dưa leo, nước chấm, hạt tiêu, tỏi và ớt thì chắc chắn vị ngon ấy sẽ quyện mãi nơi đầu lưỡi khiến bạn không sao quên được Nem chợ Huyện đã thực sự tạo nên một thương hiệu cho ẩm thực của miền đất Võ.
Bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi ”
Đúng thế, người dân Bình Định có biệt tài làm bánh ít lá gai. Bánh ít lá gai thật dẻo nhưng không hề dính răng. Cắn một miếng mà bạn sẽ cảm nhận được cả vị ngọt, vị thơm, béo, bùi và thoáng chút cay nồng.
Ngày nay, khi mà các loại bánh hiện đại được bày bán tràn ngập thì bánh ít lá gai sẽ mang đến cho bạn một cảm giác tìm lại vị đồng quê xưa, cái mộc mạc như chính người dân nơi đây vậy.
Bánh xèo tôm nhảy rau mầm
Bánh xèo tôm nhảy rau mầm mang chất dân dã và hương vị thanh mát, thơm ngon sẽ là điều khiến bạn nhớ mãi về mảnh đất Bình Định này.
Bánh Xèo Mỹ Cang
Đây là một món ngon đặc sản Quy Nhơn rất đỗi bình dị nhưng được du khách rất yêu thích. Nó được bày bán ở hầu hết các quán xá vỉa hè ở Bình Định. Bánh xèo được làm được những nguyên liệu đơn giản như thịt heo băm nhuyễn, hành phi, rau thơm, trứng và bột gạo. Gaọ sẽ được tuyển chọn những những gạo to chắc mẩy không bị sâu để tạo độ ngọt của bánh. Gạo sẽ được đem đi xay và nấu bột thành một thứ hỗn hợp dẻo, đập trứng cho thịt băm và một số loại gia vị vào. Bên cạnh đó đac có một cái chảo đang được đun nóng. Người nấu sẽ múc từng múc lên chảo để tráng những miếng bánh, dải thịt băm nhuyễn đã được xào chín lên bên trên bề mặt bánh và guộn đều tay để bánh to tròn và đẹp. Hoặc có thể là những con tôm tươi ngon. Khi ăn ăn kèm với rau thơm và nước chấm.
Mực ngào Bình Định
Mực ngào cay cay ngọt ngọt là món ăn chơi ưa thích của nhiều người. Một trong những món ăn phải kể đến đầu tiên trong dah sách những món đặc sản Bình Định đó chính là mực ngào. Mực ngào có một hương vị thơm ngon rất riêng thu hút khách du lịch. Để chế biến được món mực ngào người đầu bếp đã phải rất công phu, tài tình tỉ mỉ chăm chút cho món ăn. Mực sau khi đươc thu mua từ những cảng hải sản tươi ngon được đem về sơ chế và chế biến luôn để giữ được độ tươi ngon nguyên vẹn của mực.
Mực được ướp cùng tiêu, tỏi, ớt, mắm và một số loại gia vị khác để tạo độ thơm ngon đặc trưng của mực. Món ăn này có vị cay đặc trưng, thơm thơm của các loại gia vị sẽ làm bạn thích thú và muốn ăn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Tré Bình Định
Tré – Cái tên độc và lạ của một món ăn ở Bình Định. Cũng chính bởi cái tên này mà nó đã thu hút nhiều thực khách tìm hiểu và thưởng thức món ăn. Món đặc sản Bình Định này thực ra đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành Trung Trung bộ thế nhưng nổi tiếng thơm ngon nhất vẫn là Tré Bình Định, nó mang một hương rất riêng mà chỉ những con người ở Bình Định mới làm nên được. Tré là một loại món ăn gần giống với các loại nem bì miền bắc nhưng lại được thay thế bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: tai heo, lỗ mũi heo, da heo hoặc có thể là thịt ba chỉ.
Bánh tráng nước cốt dừa
Khi đến du lịch Bình Định không thể không nhắc tới món bánh tráng nước dừa. Đây là một món đặc sản nơi xứ dừa. Công đoạn chế biến bánh không quá cầu kì nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, có kinh nghiệm của người tráng bánh. Nguyên liệu của bánh chủ yếu là Củ Mì ( củ sắn) được sắt nhỏ, xay lấy nước. Cơm dừa được nạo thành sợi nhỏ, nước dừa và vừng đen. Tất cả đều được đổ chung vào một nồi lớn, trộn đều cho các gia vị hòa quyện cùng với nhau và được đun nóng. Bên cạnh đó có một chảo đang được đun nóng. Khi chảo nóng lên người tráng bánh sẽ dùng một cái gáo làm bằng sọ dừa có cán dài múc từng gáo nước bánh lên chảo và tráng đều. Tráng bánh phải đều tay để cơm dừa và vừng đen được dàn đều mặt bánh. Bánh phải tròn mỏng và không bị chỗ dày, chỗ mỏng thì mới là bánh đạt chuẩn, cứ tráng được mười chiếc bánh thì đem ra phơi. khi ăn bạn cần nướng lên để bánh có độ phồng và dậy hết mùi thơm của vừng, của nước cốt dừa và cơm dừa. Có thể ăn bánh thay cơm ăn chỉ thấy no mà không thấy chán.
Bún song thằn
Bún song thần có chút khác biệt với các loại bún thông thường khác bởi thay vì sợi bún được làm từ bột gạo hay bột củ mì kéo sợi thì bún song thần lại được làm từ bột đậu xanh. Bún Song thần đặc sản Bình Định có màu trắng đặc trưng. Bún được đặt song song bên nhau nên có tên là bún song thần. Món đặc sản này có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại bún khác.
Bún Song Thằn được chế biến thành rất nhiều món ngon như: ăn với nước dùng và thịt bò, nấu canh với thịt heo hoặc tôm hay xào với lươn…nhưng theo tôi ngon nhất là xào với lòng gà, ăn rất ngon, miếng bún thơm, lòng gà béo làm hài lòng bất kể những thực khách khó tính nhất. Nếu ai đã từng ghé thăm Bình Định mà không thưởng thức hoặc mua bún Song Thằn về làm quà là một thiếu sót vô cùng lớn.
Cua Huỳnh Đế
Món hải sản ngon nức tiếng ở Bình Định. Cua Huỳnh Đế được xem là vua của các loại cua bởi nó có mai đỏ vàng như một bộ long bào uy nghi của các nhà vua, hai bên có gai li ti sắc nhọn, hai chiếc càng to chắc khỏe. Cua thường sống trong những ngách đá trên biển Bình Định. Cua Huỳnh Đế có thịt thơm, chắc và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như cua nướng, cua hấp… đều rất thơm ngon.
Gỏi cá trích
Cá trích là loại cá nước ngọt sống ở các sông hồ ao suối. Cũng bởi Bình Định có nhiều sông hồ nên đây là môi trường thuận lợi để loài đặc sản này sinh sống. Cá trích đặc sản Bình Định có thân hình nhỏ, dài. Cá trích sau khi được đánh bắt lên sẽ được làm sạch và chiên giòn. Vì là loài cá có kích cỡ nhỏ nên khi ăn người ta sẽ kẹp cả con cá đã được chiên vàng ăn với bánh phở cuốn, kèm rau thơm, dưa chuột. Cá ngọt thịt nên bạn ăn sẽ không bị chán. Tuy Nhiên nếu bạn là tín đồ gỏi sống bạn có thể được thưởng thức gỏi cá trích với những thớ thịt được lọc xương làm sạch.
Gié bò Tây Sơn
Đây là một món ăn khá lạ và độc đáo của Bình Định. Với một vài người đây không phải là một món dễ ăn. Gié bò là một món ăn được chế khá cầu kì công phu. Sau khi mổ bò người ta sẽ lấy phần ruột non nhất của bò để làm gié. trong phần đoạn ruột non nhất của bò có một chất dịch nhầy màu xanh lá cây. Chất nhầy xanh ấy được gọi là gié. Gie bò sau khi được lấy ra phải được chế biến luôn để lâu sẽ bị hôi và không dùng được nữa. Gié được đem đi ướp gia vị cùng tiêu, tỏi, ớt, xả, gừng …để ngấm vị. Phần ruột non, tiết và gan bò được sắt thành những miếng vuông vức nấu chung với nồi gié bò. Khi ăn bạn sẽ nhìn thấy màu của gié bò xanh ngát trong bát. Thơm ngon đậm đà. nếu là người lần đầu ăn bạn sẽ thấy không quen miệng. Tuy nhiên món này là món càng ăn càng nghiền. Ăn kèm với bánh đa và rau sống thì không còn gì tuyệt vời hơn.
Bánh hỏi Diêu Trì
Bánh hỏi là đặc sản của Bình Định, thịnh và ngon nhất là ở Diêu Trì (Tuy Phước). Bánh hỏi thưởng được ăn kèm với thịt nướng song nếu vào một quán bánh hỏi ở Diêu Trì, khi gọi món này là bạn sẽ được thưởng thức thêm hai món nữa, đó là cháo và lòng.
Cháo khá loãng, nấu bằng huyết ninh với thịt nạc băm. Cạnh tô cháo nóng là đĩa lòng heo với những miếng gan dày, miếng dồi màu nâu, khoanh tròn bên cạnh những miếng tim deo dẻo, miếng cổ dai dai giòn giòn, miếng bầu dục mong mỏng. Những thứ này ăn kèm với bánh hỏi, khiến bánh hỏi trở nên béo bở, ngon ngọt khác thường.
Bún tôm Châu Trúc
Làng Châu Trúc nằm quay mặt ra bờ đầm Châu Trúc (còn gọi là đầm Trà Ổ) là một trong những đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh, giáp ba xã Mỹ Châu, Mỹ Lợi và Mỹ Thắng. Người dân làng Châu Trúc sống bằng nghề làm ruộng và chài lưới. Chính hai nghề này và tâm hồn người Châu Trúc đã tạo nên một món ăn thú vị, thấm đẫm hồn đất, hồn nước và mộc mạc như tâm hồn người dân cần cù lao động. Đó là món bún tôm Châu Trúc. Bún được làm ra từ gạo, kết hợp với tôm đất đánh bắt từ dưới đầm lên, đơn giản như một cộng với một bằng hai, vậy mà ai đã từng ăn một tô bún tôm Châu Trúc thì cứ mãi da diết về cái khẩu vị mộc mạc, nồng nàn.